Quốc kỳ là một trong những biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng. Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận. Mỗi quốc kỳ mang một thông điệp riêng của một quốc gia và được luật pháp thừa nhận. Do tính chất biểu trưng của tổ quốc, của dân tộc nên mọi thái độ biểu hiện qua lời nói, hành động, cử chỉ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với quốc kỳ, quốc huy là sự xúc phạm đến danh dự uy tín của quốc gia, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của toàn dân tộc.

1. Quốc kỳ

a. Khái niệm:

Quốc kỳ là một trong những biểu trưng của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng.

Quốc kỳ là biểu trưng của chủ quyền hay sự tự trị đã được thừa nhận. Mỗi quốc kỳ mang một thông điệp riêng của một quốc gia và được luật pháp thừa nhận.

 Do tính chất biểu trưng của tổ quốc, của dân tộc nên mọi thái độ biểu hiện qua lời nói, hành động, cử chỉ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với quốc kỳ, quốc huy là sự xúc phạm đến danh dự uy tín của quốc gia, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của toàn dân tộc. Chính vì vậy việc sử dụng và bảo quản quốc kỳ hay quốc huy đều được pháp luật quy định chặt chẽ. Thí dụ, các nước đều qui định kích thước, mầu sắc của cờ phải đúng qui định của nhà nước, cờ không được bạc màu hoen ố, cờ phải được bảo quản tốt, cờ cũ phải được huỷ đúng cách chứ không được bỏ vào sọt rác hoặc dùng vào các mục đích khác. Ngay cả khi kéo cờ và hạ cờ phải theo một nghi lễ nhất định. Cũng do tính chất biểu trưng đó mà trong quan hệ quốc tế khi sử dụng quốc kỳ, quốc huy phải hết sức chú ý sao cho hợp qui cách để tránh những rắc rối.

b. Quy cách:

Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định về kích cỡ của quốc kỳ như sau:

– Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

– Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ

– Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.

– Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.

– Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.

– Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.

– Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi…”

2. Nguyên tắc sử dụng quốc kỳ trong ngoại giao

Theo tập quán quốc tế, quốc kỳ được treo trong những trường hợp sau đây:

– Đón một đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trở lên;

– Các cuộc Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ và các cuộc thi quốc tế.

– Treo ở sân bay, nhà ga quốc tế, bến cảng quốc tế, quảng trường, nơi đón tiễn, cơ quan, trong các cuộc chiêu đãi, hội đàm, ký kết, mít tinh…

Tuy nhiên, một số nước mở rộng đến Chủ tịch chính quyền, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh,thành phố. Nước ta chưa có quy định về vấn đề này nhưng có thể áp dụng thông lệ trên. Cờ nhỏ (gọi là cờ hội đàm) đặt trước mặt Trưởng đoàn. Cờ to của hai nước cũng có thể được dựng ở phía đầu bàn bên trong, sát phông; nếu nhìn từ ngoài vào thì cờ chủ nhà bên phải, cờ khách bên trái và chỗ ngồi của mỗi bên theo vị trí cờ

a. Khi có quốc kỳ hai nước: được treo với nguyên tắc quốc kỳ nước khách được treo bên phải quốc kỳ nước chủ nhà (nhìn từ bên trong nhìn ra). Nói cách khác, cờ của nước chủ nhà ở phía bên phải khi nhìn từ ngoài vào.

*Trong cuộc họp, hội đàm:

quoc-ky* Tại buổi diễn văn, mít ting, tọa đàm:

quoc-ky-2

* Tại sân bay:

quoc-ky-3b. Khi có quốc kỳ nhiều nước

quoc-ky-4Khi tổ chức các sự kiện lớn, có sự tham gia của cơ quan đại diện ngoại giao của nhiều nước khác nhau, có hai cách treo quốc kỳ phổ biến như sau:

– Cách 1: Treo quốc kỳ thứ tự từ trái sang phải (nhìn từ dưới lên hoặc từ ngoài vào) theo chữ đầu tên nước tiếng Anh. Cách này là qui định của ASEAN, được áp dụng ở nhiều hội nghị quốc tế. Một số nước xếp theo chữ cái tên nước tiếng chủ nhà.

– Cách 2: Treo Quốc kỳ nước chủ nhà ở giữa, tiếp theo thứ tự bên trái rồi đến bên phải theo chữ cái tên nước tiếng Anh hoặc tiếng chủ nhà.

quoc-ky-5– Đối với hội nghị hội thảo quốc tế và khu vực được luân phiên tổ chức tại các nước thành viên thì quốc kỳ của các nước được sắp theo vần chữ cái đầu tiên của các nước trong tiếng Anh.

quoc-ky-6Vietnamese-The US-Russia-Japan-Italy

3. Những điều cần chú ý khi sử dụng Quốc kỳ:

– Tránh treo nhầm Quốc kỳ

– Tránh treo ngược Quốc kỳ

quoc-ky-7– Khi treo quốc kỳ nhiều nước thì các quốc kỳ phải cùng một cỡ và treo bằng nhau, không được treo quốc kỳ nhiều nước trên cùng một cột. Nếu quốc kỳ khác tỉ lệ thì phải chuyển đổi theo tỉ lệ của quốc kỳ nước chủ nhà. Trường hợp nếu không quy đổi tỷ lệ kích thước quốc kỳ như quốc kỳ của nước chủ nhà hoặc quốc kỳ các quốc gia được treo cùng, để tránh trình trạng to nhỏ quá khác nhau trong một hàng, thông thường lễ tân ngoại giao, người ta xử lý theo nguyên tắc lấy chiều dài của các quốc kỳ bằng nhau.

– Khi treo trên một khu đất, trước một tòa nhà hay trên nóc nhà, một quốc kỳ duy nhất được đặt bên phải hoặc chính giữa, hoặc bên trái đối với một người đang đứng đối mặt.

Nguồn bài : https://songoaivu.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/nwZpHte8w4DF/content/quoc-ky-va-nguyen-tac-su-dung-quoc-ky

Author

Marketing Du Lịch là kênh chuyên chia sẻ thông tin về phát triển du lịch và quảng bá du lịch trong và ngoài nước cũng như cách bán sản phẩm trên các trang B2B, B2C ... như các OTA nước ngoài Booking, Agoda, airbnb, Traveloka , OTA Việt Nam như Mytour, Sendo, vntrip ... hay các thông tin về làm Media , seo du lịch

Write A Comment