Việc vận dụng Marketing lúc đầu diễn ra phổ biến ở các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền và các công ty sản xuất các thiết bị công nghiệp. Tiếp theo, Marketing được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các vật liệu như: thép, hoá chất, giấy và những thập kỷ vừa qua, Marketing được đánh giá cao bởi các ngành kinh doanh dịch vụ tiêu dùng, hàng không và ngân hàng. Cung Admin tìm hiểu vê thuật ngữ marketing du lịch
Nhu cầu:
Là sự đòi hỏi tất yếu tự nhiên và là thuộc tính tâm lý của con người, giúp con người tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn nhu cầu, con người sẽ có biểu hiện cảm xúc tích cực. Ngược lại, nếu nhu cầu không được đáp ứng và thoả mãn con người sẽ biểu hiện cảm xúc tiêu cực. Con người có nhiều nhu cầu đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội.
Nhu cầu thị trường là thuật ngữ mà nội dung của nó hàm chứa ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.
– Nhu cầu tự nhiên: Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người nhận được. Nhu cầu tự
nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một
cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng.
– Nhu cầu có khả năng thanh toán: Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm.
Mong muốn (hay ước muốn)
Mong muốn là hình thức biểu hiện của nhu cầu và là một nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù, phù hợp với trình độ văn hoá và tính cách cá nhân của con người.
Mong muốn của con người thường mang dấu ấn, phải chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong tục tập quán và thể hiện qua nhân cách, nếp sống văn hoá.
Như vậy, chỉ có phát hiện ra mong muốn của từng người hoặc một tập hợp người, người ta mới tạo ra những tính đặc thù của cùng một loại sản phẩm. Chính vì đặc tính này của mong muốn nên trong Marketing để thoả mãn nhu cầu của con người cần có sản phẩm và dịch vụ đa dạng, thích hợp. Ví dụ: trong một khách sạn cần có nhiều loại phòng, nhiều dịch vụ, nhiều mức giá để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau.
Dựa vào nhu cầu tự nhiên của con người, nhà kinh doanh sẽ xác định được loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó, nhưng chỉ có dựa vào mong muốn của người ta thì nhà kinh doanh mới có thể xác định được chính xác các thông số và đặc tính, từ đó quyết định sản xuất mặt hàng cụ thể mà họ cần. Nhờ vậy, mới có thể tạo ra sự tiến bộ và khả năng cạnh tranh của nhãn hiệu sản phẩm do công ty sản xuất ra.
Tuy nhiên, phát hiện ra nhu cầu tự nhiên thường không khó, mà khám phá ra mong muốn về khía cạnh của nhu cầu thường khó khăn hơn, đòi hỏi phải nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn.
Nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là vô hạn, nhà kinh doanh không chỉ dừng ở việc phát hiện và sản xuất ra sản phẩm để thích ứng với chúng như là những thứ cho không, mà phải thông qua trao đổi để vừa thoả mãn lợi ích của người tiêu dùng, vừa thoả mãn mục đích của nhà kinh doanh. Vì vậy, trong khi đáp lại nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người, nhà kinh doanh phải tính đến một nội dung khác của nhu cầu thị trường – nhu cầu có khả năng thanh toán.
Hành vi của người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm. Quá trình đó bao gồm: điều tra thông tin, mua sắm, sử dụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi của người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Giá trị, chi phí và sự thoả mãn
Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu đối với họ.
Như vậy cùng một sản phẩm, mỗi người tiêu dùng có thể đánh giá cho nó một giá trị tiêu dùng khác nhau. Sản phẩm nào được nhiều người tiêu dùng đánh giá có giá trị cao thì cơ hội thị trường đối với hàng hoá đó càng lớn.
Theo quan điểm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hoá là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích do tiêu dùng hàng hoá đó đem lại.
Như vậy, để có được lợi ích tiêu dùng, khách hàng phải chi ra tiền của sức lực, thời gian và thậm chí cả các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng sản phẩm hàng hoá. Những chi phí này bao gồm cả chi phí mua sắm, sử dụng và đào thải sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để khách hàng lựa chọn những hàng hoá khác nhau trong việc thoả mãn cùng một nhu cầu.
Khi đánh giá được giá trị tiêu dùng và chi phí đối với từng hàng hoá khách hàng sẽ có căn cứ để lựa chọn hàng hoá. Tất nhiên, khách hàng sẽ lựa chọn hàng hoá nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ tốt nhất.
Sự thoả mãn là mức độ về trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ trước khi quyết định mua sản phẩm đó.
Cầu là gì?
Là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Hay nói theo cách khác sức cầu hay lượng cầu là mong muốn được kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán khi mong muốn được bảo đảm bằng sức mua, hay khả năng thanh toán thì trở thành sức cầu.
Luật cầu: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cầu tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ giảm xuống.
Cung là gì?
Là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Luật cung: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá của nó tăng lên.
Sản phẩm
Là tất cả những gì, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm bao gồm hàng hoá (sản phẩm hữu hình) và dịch vụ (sản phẩm vô hình). Ví dụ: Trong du lịch sản phẩm hữu hình như khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch; sản phẩm vô hình như dịch vụ, phong cách phục vụ, bầu không khí, ánh mắt, nụ cười…
Giá cả
– Đối với người mua: Giá cả của một hàng hoá hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng hàng hoá dịch vụ đó.
– Đối với người bán: Giá cả của một hàng hoá hoặc dịch vụ là khoản thu nhập
mà người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.
Trao đổi
Marketing xuất hiện khi người ta quyết định thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Trao đổi là hành vi tiếp nhận từ một người nào đó thứ mà mình mong muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì khác. Trao đổi là khái niệm căn bản nhất tạo nền móng cho hoạt động Marketing.
Nhưng để tiến tới trao đổi cần phải có các điều kiện sau:
– Tối thiểu phải có 2 bên;
– Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia;
– Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao thứ mình có;
– Mỗi bên tự do chấp nhận hay từ chối đề nghị của bên kia;
– Mỗi bên đều phải nhận thấy nên hay muốn giao dịch với bên kia.
Năm điều kiện trên chỉ tạo ra tiền đề cho trao đổi. Một cuộc trao đổi thực sự chỉ diễn ra khi hai bên đã thoả thuận được với nhau về các điều kiện của trao đổi có lợi (hoặc chí ít cũng không có hại) cho cả hai bên.
Vì vậy, trao đổi là một quá trình chứ không phải là một sự việc. Hai bên được xem là đang thực hiện trao đổi nếu họ đang thương lượng để đi đến những thoả thuận. Những thoả thuận này có thể được thể hiện trong cam kết hoặc hợp đồng giữa hai bên, trên cơ sở một hệ thống luật pháp buộc mỗi bên phải thực hiện cam kết của mình.
Thị trường
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Mặc dù tham gia thị trường phải có cả người mua và người bán, nhưng người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất – cung ứng, còn người mua hợp thành thị trường. Bởi vậy, họ thường dùng thuật ngữ thị trường để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do đó, được thoả mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể; họ có đặc điểm giới tính hay tâm sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và sinh sống ở một vùng cụ thể. Như vậy, rõ ràng là không có sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm nhu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí, sự thoả mãn, trao đổi, giao dịch, thị trường thì không thể hiểu đúng đắn và đầy đủ khái niệm Marketing.
Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình tìm hiểu về marketing du lịch