“UNESCO” từ viết tắt của “United Nations Educational Scientific and Cultural Organization”. Theo từ điển Anh – Việt có nghĩa là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc –được Liên hiệp quốc thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 , có trụ sở chính đặt tại Paris – Pháp với 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. Sự ra đời của UNESCO nhằm mục đích “thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học và văn hóa giữa các quốc gia trên thế gưới nhàm đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo“.
Tóp danh lam thắng cảnh Việt Nam được UNESCO công nhận
Danh sach các danh lam thắng cảnh Việt Nam
Danh hiệu UNESCO Việt Nam bao gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại… đã được UNESCO công nhận.
Di sản thế giới tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm có:
2 Di sản thiên nhiên thế giới:
- Vịnh Hạ Long được công nhận năm 1994
- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận năm 2003.
5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
- Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận năm 1993.
- Phố Cổ Hội An được công nhận năm 1999.
- Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận năm 1999.
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận năm 2010.
- Thành nhà Hồ được công nhận năm 2011.
1 Di sản thế giới hỗn hợp:
- Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận năm 2014
Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay đã có đến 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại. Đó là:
- Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ được công nhận ngày 7/12/2017.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được công nhận ngày 1/12/2016.
- Nghi lễ Kéo co ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia vào ngày 02/12/2015.
- Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được công nhận vào ngày 27/11/2014.
- Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận vào ngày 5/12/2013.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận vào ngày 6/12/2012.
- Hát xoan (Phú Thọ) được công nhận ngày 24/11/2011.
- Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội được công nhận ngày 16/11/2010.
- Ca trù được công nhận ngày 01/10/2009.
- Dân ca Quan họ được công nhận ngày 30/9/2009.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn
- hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận tháng 11 năm 2003.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
- Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận 2000.
- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được công nhận 2011.
- Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được công nhận 2004.
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được công nhận 2004.
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được công nhận 2006.
- Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An được công nhận 2007.
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được công nhận 2009.
- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được công nhận 2009.
- Khu dự trữ sinh quyển Langbian được công nhận 2015.
Trong khổ bài việt này Marketing du lịch giới thiệu đến quí bạn toàn bộ tài liệu về Hướng dẫn Về Unesco – Di Sản Thế Giới . Tài liệu này đề ra cách giải quyết những yêu cầu mà các nhà quản lý và các trung tâm đào tạo đã nêu ra. Nó cung cấp một hệ phương pháp luận nhằm giúp các nhà quản lý giải quyết những vấn đề liên quan đến du lịch. Nó cũng lập định một hệ thuật ngữ chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và liên lạc giữa các nhà quản lý. Các chủ đề được đề cập bao gồm UNESCO, Công ước Di sản thế giới và Trung tâm Di sản thế giới, ngành công nghiệp du lịch, huy động tham gia của công chúng, nâng cao năng lực, tác động của du lịch, chiến lược quản lý du khách, giới thiệu và quảng bá, trong đó nhiều chủ đề được minh họa bằng những nghiên cứu điểm ngắn gọn.
Mời các bạn xem linh bên dưới